Nhịp, phách


SỐ CHỈ NHỊP
Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp)
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số
-Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp.
-Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào)
*Một số loại nhịp thông dụng:
* Nhịp đơn
Nhịp đơn: Là nhịp có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp
 Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8…
Nhịp 2/4:
– Có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ
– Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.
– Thường dùng trong các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người.
 Nhịp 3/4:
– Có 3 phách: phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ
–  Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.
– Thường dùng trong các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vui tươi, sinh động. Nhạc múa ở Châu Âu. Chopin hay sáng tác các bản nhạc nhịp 3/4.
 Nhịp 2/8,3/8: là những nhịp đơn gồm một phách mạnh. Mỗi phách tương đương 1 móc đơn.
* Nhịp kép:
Nhịp kép là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.
Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8…
Nhịp 4/4
– Là loại nhịp kép 4 phách:
  • Phách đầu(mạnh)
  • Phách hai nhẹ.
  • Phách 3 mạnh vừa.
  • Phách 4 nhẹ.
–  Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen.
– Dùng trong các bài hát trang nghiêm: quốc ca, lãnh tụ ca.
 
Nhịp 6/8:
– Là nhịp kép, gần như là 2 nhịp 3/8 cộng lại.
– Gồm 6 phách:
  • Phách 1 mạnh
  • Phách 2 & 3 nhẹ.
  • Phách 4 mạnh vừa
  • Phách 5  & 6 nhẹ.
– Mỗi phách tương đương một móc đơn.

NHỊP LẤY ĐÀ
Một ô nhịp thông thường thì số lượng phách được qui định bởi số chỉ nhịp (không được ít hơn hoặc nhiều hơn)
Ví dụ: 
Nhịp 2/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 2 phách ứng với 2 hình nốt đen;
Nhịp 3/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 3 phách ứng với 3 hình nốt đen;
Nhịp 6/8: mỗi nhịp (ô nhịp) có 6 phách ứng với 6 hình nốt móc đơn;
...
Tuy nhiên có khi ở ô nhịp đầu, do chủ ý của tác giả, bản nhạc được bắt đầu từ một phách yếu, ô nhịp đó không đủ số phách theo qui định. Ô nhịp đó gọi là nhịp lấy đà.