Âm
thanh là một hiện tượng vật lý, ngoài ra nó còn là một
cảm giác.
Âm
thanh được tạo ra bởi sự dao động của một vật thể
đàn hồi nào đó. Khi vật thể đàn hồi, dao động đã
tạo ra những sóng âm. Những sóng âm này lan truyền trong
không khí đến tai người làm cho màng nhĩ cũng dao động
cùng với tần số của sóng đó. Từ màng nhĩ những sóng
âm này truyền qua hệ thần kinh của bộ não tạo nên cảm
giác về âm thanh.
Trong
số âm thanh mà con người cảm thụ được có những âm
thanh có tần số hoàn toàn được xác định, thí dụ
như: tiếng hát, tiếng đàn, tiếng sáo…Những âm thanh
này gọi là những âm có cao độ rõ ràng hay còn gọi là
những âm thanh có tính nhạc (âm nhạc).
Những
âm không có tần số nhất định như tiếng máy nổ,
tiếng còi ô tô, tiếng sấm, tiếng gió thổi…gọi là
những âm không có độ cao rõ ràng, hay còn gọi là tạp
âm.
Tai
con người chỉ cảm thụ được những âm có dao động
có tần số từ khoảng 16Hz đến 20.000Hz (Hz là chữ viết
tắt của từ Hert, đơn vị đo tần số âm dao động).
Những âm dao động trong miền tần số 16Hz đến 20.000Hz
được gọi là dao động âm. Những sóng có tần số
trong miền đó gọi là sóng âm, gọi tắt là âm. Những
sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng Hạ
âm. Những sóng cơ học có tần số lớn hơn 20000Hz gọi
là sóng siêu âm. Sóng hạ âm và sóng siêu âm được sử
dụng trong khoa học và kỹ thuật. Môn khoa học nghiên cứu
về các âm thanh gọi là âm học.